Logo
  • Cơ sở 1: Số 2 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Viện Hóa học CNVN tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ đợt III cho 16 tân Tiến sĩ
  • Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam vinh dự đón nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với cụm công trình :“Nghiên cứu chế tạo xúc tác dị thể, vật liệu nano trong lĩnh vực tổng hợp và ứng dụng nhiên liệu sinh học, các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu”
  • Đại hội Công đoàn Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Đề tài cấp Bộ Công Thương năm 2011

     Năm 2011, Viện được Bộ Công Thương phê duyệt và giao nhiệm vụ thực hiện 8 đề tài và nhiệm vụ thường xuyên phòng thí nghiệm trọng điểm.

 

 

TT

Tên đề tài

Nội dung chính

Kinh phí

(triệu đ)

Kết quả N.thu

1

Nghiên cứu công nghệ tách loại MgO từ tinh quặng apatit loại 2 Lào Cai phục vụ sản xuất DAP

 Mục tiêu: Nghiên cứu thăm dò tách loại MgO từ tinh quặng apatit loại 2 Lào Cai đạt hàm lượng MgO < 1% bằng phương pháp hoá học kết hợp tuyển hoá để phục vụ sản xuất, từ đó xây dựng quy trình công nghệ tách nhằm tạo nguyên liệu cho sản xuất DAP.

 Nội dung:

  • Khảo sát các điều kiện tối ưu trong quá trình tách loại MgO: lựa chọn axit, chất HĐBM, thời gian phản ứng, tỷ lệ các chất...
  • Ảnh hưởng của kích thước hạt quặng đến hiệu quả tuyển;
  • Đề xuất phương án thử nghiệm pilot.

 

200

 

2

Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu polyurethane (PU) dạng xốp ứng dụng trong công nghiệp xây dựng

 Mục tiêu:

Nghiên cứu nhằm đưa ra công nghệ chế tạo vật liệu xốp trên cơ sở nhựa polyuretan (PU) để gia công thành vật liệu hữu ích, ứng dụng trong công nghiệp và đời sống.

 Nội dung:

  • Lựa chọn nguyên liệu đầu thân thiện với môi trường để chế tạo vật liệu PU xốp;
  • Nghiên cứu chế tạo PU dạng xốp;
  • Phân tích tính chất cơ lý, hóa  của vật liệu PU xốp tạo thành, so sánh với sản phẩm sẵn có trên thị trường;
  • Sản xuất thử PU xốp và gia công thử sản phẩm ứng dụng;
  • Sơ bộ tính giá thành sản phẩm

 

160

 

3

Nghiên cứu công nghệ sản xuất sơn cao cấp có khả năng cách nhiệt, cách âm, tiết kiệm năng lượng

 Mục tiêu:

Tạo ra công nghệ sản xuất sơn cao cấp có khả năng phản nhiệt, cách âm...để sơn phủ mái nhà các công trình xây dựng trong công nghiệp và dân dụng, tiến tới sản xuất công nghiệp và ứng dụng trong cả nước.

 Nội dung:

  • Nghiên cứu chế tạo sơn đặc chủng có khả năng phản nhiệt, cách âm: Lựa chọn đơn phối liệu, pha chế các mẫu sơn có tỷ lệ thành phần thay đổi, thử tính năng cơ lý;
  • Hợp tác với Nhật Bản:

+ Nghiên cứu chế tạo hạt cườm cách nhiệt.

+ Nghiên cứu pha chế sơn cao cấp.

+ Phân tích sản phẩm sơn

+ Hợp tác thử nghiệm: thử nghiệm sơn thử trên mái nhà xưởng thực nghiệm tại Cầu Diễn với diện tích mái 100m2 (có đối chứng);

- Đề xuất phương án: Hợp tác sản xuất pilot (pha 2) và mở rộng ứng dụng.

 

200

 

4

Nghiên cứu tách chiết lecithin từ dầu đỗ tương, sử dụng làm phụ gia giảm khói xả cho nhiên liệu động cơ điêzen

  Mục tiêu:

Tạo ra quy trình tách chiết và tinh chế lecithin từ dầu đỗ tương làm phụ gia giảm thiểu phát thải khói xả cho nhiên liệu

    Nội dung:

  • Nghiên cứu tách chiết và tinh chế lecithin từ dầu đỗ tương hoặc phụ phẩm của quá trình tinh chế dầu ăn
  • Khảo sát tính tương hợp của phụ gia lecithin đối với nhiên liệu điêzen, xác lập hàm lượng phụ gia bổ sung cho nhiên liệu điezen;
  • Phân tích các tính chất lý hóa của phụ gia và các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp nhiên liệu điêzen + phụ gia; thử nghiệm và so sánh với tiêu chuẩn khí thải Euro 2 đang áp dụng (theo quyết định 249/2005/QĐ-TTg);
  • Sản xuất một lượng vừa đủ sản phẩm để khảo nghiệm đánh giá chất lượng.

 

170

 

5

Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu polyme – compozit (PC) trên cơ sở nhựa Vinyl-ester và sợi vải gia cường, ứng dụng chống ăn mòn các thiết bị hóa chất.

 Mục tiêu:

Tạo ra công nghệ chế tạo vật liệu polyme – compozit trên cơ sở nhựa vinyl – ester và sợi vải gia cường, ứng dụng để bọc lót bảo vệ thiết bị trong ngành công nghiệp hóa chất.

 Nội dung:

  • Tổng hợp nhựa vinyl – ester. Phân tích tính chất của nhựa (khối lượng phân       tử, các nhóm chức, chỉ số iốt, chỉ số ester …);
  • Lựa chọn loại vải gia cường (chất liệu, độ dày, kích thước lỗ vải…);
  • Nghiên cứu, chế tạo vật liệu polyme – compozit trên cơ sở nhựa vinyl – ester và sợi vải        lựa chọn;
  • Tối ưu các điều kiện tạo mẫu (tỷ lệ các thành phần, điều kiện công nghệ chế tạo);
  • Sản xuất thử một lượng vừa đủ sản phẩm để thử nghiệm thực tế và đáng giá chất lượng sản phẩm;
  • Đề xuất phương án sản xuất pilot

 

170

 

6

Nghiên cứu tổng hợp và sử dụng một số chất có nguồn gốc tự nhiên làm tăng hiệu lực sinh học của thuốc trừ sâu vi sinh BT.

 Mục tiêu:

Từ nguồn nguyên liệu dầu thực vật trong nước, tạo ra một số chất có tác dụng hiệp đồng (synergist) hỗn hợpvới thuốc trừ sâu vi sinh BT nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ của thuốc, giảm ô nhiễm môi trường.

    Nội dung:

  • Khảo sát lựa chọn nguyên liệu dầu thực vật chứa axit béo không no C18;
  • Nghiên cứu tổng hợp muối Na (K) của axit oleic, linoneic từ nguyên liệu dầu thực vật lựa chọn;
  • Nghiên cứu hỗn hợp các muối trên với thuốc trừ sâu BT có tác dụng synergist nhằm tăng hiệu lực sinh học của thuốc BT đối với một số đối tượng sâu trên rau;
  • Nghiên cứu công thức gia công;
  • Sản xuất thử một lượng vừa đủ sản phẩm để khảo nghiệm đáng giá hiệu quả của thuốc trên một số đối tượng sâu hại; đánh giá hiệu lực, độ độc của sản phẩm (LD50)

180

 

7

Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốc bin ứng dụng cho các nhà máy điện tại Việt Nam

 Mục tiêu:

Tạo ra dầu tuốc bin đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (độ ổn định oxy hóa, khả năng chống mài mòn, chống tạo nhũ…) trong phòng thí nghiệm. Qua đó, đề xuất quy trình sản xuất công nghiệp (1000 tấn/năm).

 Nội dung:

  • Khảo sát các tính năng chủ yếu của dầu tuốc bin;
  • Khảo sát dầu gốc phù hợp cho việc pha chế dầu tuốc bin;
  • Lựa chọn một số phụ gia trong nước và nhập ngoại để pha chế vào dầu gốc; khảo sát tỷ lệ các loại phụ gia đó khi pha chế vào dầu gốc;
  • Kiểm tra các tính chất của dầu pha chế được theo tiêu chuẩn kỹ thuật; Khảo nghiệm và so sánh với sản phẩm đang sử dụng;
  • Đề xuất quy trinh công nghệ sản xuất dầu tuốc bin;
  • Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm, so sánh với giá sản phẩm có mặt trên thị trường.

160

 

8

Nghiên cứu xử lý đất bị nhiễm dầu bằng phương pháp vi sinh.

 Mục tiêu:

Nghiên cứu các chủng vi sinh có khả năng phân hủy dầu và các sản phẩm của dầu bị nhiễm trong đất. Từ đó xây dựng phương pháp xử lý đất bị nhiễm dầu từ các chế phẩm vi sinh

 Nội dung:

  • Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu và các sản phẩm của dầu từ các chủng vi sinh vật thuộc loài Pseudomonas, Corynebacterium, Pseudomonas pseudoalkaligenes, Rhodococcus erythropolis, Methanobacterium;
  • Nghiên cứu quá trình lên men thu sinh khối vi sinh vật như pH, nồng độ oxy...;
  • Xử lý thu sinh khối vi sinh vật và tạo chế phẩm xử lý đất nhiễm dầu;
  • Đánh giá khả năng xử lý đất bị nhiễm dầu của chế phẩm đó (có đối chứng).

160

 

 

Tổng

 

1.400

 

 

 

Nhiệm vụ thường xuyên phòng thí nghiệm trọng điểm:

 

 

 

TT

Nội dung

Nhiệm vụ chính

Kinh phí

(triệu đ)

Kết quả N.thu

1

Hỗ trợ trang thiết bị

- Mua sắm phụ tùng, phụ kiện, vật tư bổ sung, thay thế

- Duy trì, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

1.070

 

2

Hỗ trợ hoạt động của hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm

 

- Chi cho hoạt động của Hội đồng PTNTĐ

90

 

3

Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ dầu – nước có khả năng ứng dụng trong các quá trình tách chất và xử lý sự cố tràn dầu

 Mục tiêu: nghiên cứu chế tạo vật liệu mới trên cơ sở cacbon - ống nano cacbon (C-CNT) có tính chất siêu kỵ nước, có khả năng hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ dầu nước để ứng dụng trong việc xử lý tràn dầu

 Nội dung:

  • nghiên cứu công nghệ điều chế vật liệu mới trên cơ sở cacbon-ống nano cacbon (C-CNT) có tính chất siêu kỵ nước có khả năng hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ dầu – nước
  • Nghiên cứu đặc trưng các tính chất của vật liệu C-CNT
  • Đánh giá khả năng hấp phụ dầu của vật liệu C-CNT trong hệ dầu – nước
  • Thăm dò khả năng ứng dụng của vật liệu trong quá trình tách chất và trong xử lý sự cố tràn dầu

Đề xuất quy trình công nghệ chế tạo vật liệu siêu kỵ nước C – CNT quy mô pilot

310

 

 

Tổng

 

1.470

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Liên kết website

VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Cơ sở 1 : Số 2 Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 2 : Số 30 đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn , quận BắcTừ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024. 38253930 - fax: 024. 38257383 Email: info@viic.vn