Logo
  • Cơ sở 1: Số 2 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Viện Hóa học CNVN tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ đợt III cho 16 tân Tiến sĩ
  • Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam vinh dự đón nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với cụm công trình :“Nghiên cứu chế tạo xúc tác dị thể, vật liệu nano trong lĩnh vực tổng hợp và ứng dụng nhiên liệu sinh học, các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu”
  • Đại hội Công đoàn Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp viện của NCS Phạm Thị Hoa

 

Ngày 01/12/2023 Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện thuộc chuyên ngành Hóa hữu cơ, mã số 9.44.01.14 cho NCS Phạm Thị Hoa với đề tài luận án:

 

“Nghiên cứu tổng hợp xúc tác Me-O-W(Me; Si; Ti, Zr) và ứng dụng cho chuyển hóa Fructose thành 5-Hydroxymethylfurfural”

 

 

NCS. Phạm Thị Hoa báo cáo kết quả đạt được của luận án trước Hội đồng bảo vệ cấp Viện

 

Dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Thanh Bình và TS. Đặng Thị Thúy Hạnhluận án đã có những đóng góp và giá trị mới như:

 

1. Các chất xúc tác kiểu oxit hỗn hợp Me-O-W (Me: Si, Ti, Zr) với các tỉ lệ khác nhau Me/W lần đầu tiên được tổng hợp thành công bằng phương pháp sol-gel với tiền chất WCl6 và Si(OC2H5)4, Ti(OC4H9)4, ZrOCl2

 

2. Các nghiên cứu đặc trưng cấu trúc đã chỉ ra các hạt nanocluster WOx đường kính 1-2 nm đã được hình thành và phân tán khá đồng đều, không bị co cụm thành các hạt lớn khi sử dụng phương pháp sol-gel, đặc biệt là trên xúc tác Zr9W1. Đồng thời, nội dung nghiên cứu cũng đã chỉ ra ưu điểm về sự hình thành thuận lợi và bền hóa các pha nanocluster WOx trên nền oxit so với phương pháp tẩm thông thường.

 

3. Đã nghiên cứu một cách có hệ thống chuyển hóa fructose thành HMF trên xúc tác Me-W-O. Kết quả cho thấy hiệu suất tạo thành HMF rất cao, đặc biệt trên Zr9W1, đạt 95,8%.

Kết quả này vươt trội hơn xúc tác tổng hợp theo phương pháp tẩm Zr9/W1 với cùng điều kiện tỉ lệ mol W: Zr = 1:9, hiệu suất tạo 5-HMF chỉ đạt 81,6%. Đây cũng là kết quả nổi trội so với các kết quả nghiên cứu khác.

 

4. Nghiên cứu đã chỉ ra điều kiện tối ưu là cho phản ứng là: nhiệt độ phản ứng 120oC, thời gian phản ứng 2h, nồng độ fructose 5% (khối lượng) trong dung môi DMSO với sự có mặt của 100 mg xúc tác.

 

Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và tạp chí trong nước.

 

Lễ bảo vệ luận án được tiến hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và cơ sở đào tạo là Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Trong không khí trang trọng với sự chứng kiến của đại diện Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, NCS Phạm Thị Hoa đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trước Hội đồng bảo vệ luận án cấp Viện.

 

Một số hình ảnh trong lễ bảo vệ:

 

 

Đ/c Tạ Thị Sơn Đông – TP Tổ chức đại diện cơ sở đào tạo đọc quyết định thành lập Hội đồng

 

 

Chủ tịch Hội đồng GS.TS. Lê Thanh Sơn 

 

NCS Phạm Thị Hoa chụp hình lưu niệm cùng Hội đồng

 

Đại diện gia đình NCS Phạm Thị Hoa phát biểu ý kiến

 

 

NCS Phạm Thị Hoa cùng bạn bè và đồng nghiệp

 

 

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh)

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt)

Luận án

 

 

Ngày 01/12/2023 Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện thuộc chuyên ngành Hóa hữu cơ, mã số 9.44.01.14 cho NCS Phạm Thị Hoa với đề tài luận án:

 

“Nghiên cứu tổng hợp xúc tác Me-O-W(Me; Si; Ti, Zr) và ứng dụng cho chuyển hóa Fructose thành 5-Hydroxymethylfurfural”

 

 

NCS. Phạm Thị Hoa báo cáo kết quả đạt được của luận án trước Hội đồng bảo vệ cấp Viện

 

Dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Thanh Bình và TS. Đặng Thị Thúy Hạnhluận án đã có những đóng góp và giá trị mới như:

 

1. Các chất xúc tác kiểu oxit hỗn hợp Me-O-W (Me: Si, Ti, Zr) với các tỉ lệ khác nhau Me/W lần đầu tiên được tổng hợp thành công bằng phương pháp sol-gel với tiền chất WCl6 và Si(OC2H5)4, Ti(OC4H9)4, ZrOCl2

 

2. Các nghiên cứu đặc trưng cấu trúc đã chỉ ra các hạt nanocluster WOx đường kính 1-2 nm đã được hình thành và phân tán khá đồng đều, không bị co cụm thành các hạt lớn khi sử dụng phương pháp sol-gel, đặc biệt là trên xúc tác Zr9W1. Đồng thời, nội dung nghiên cứu cũng đã chỉ ra ưu điểm về sự hình thành thuận lợi và bền hóa các pha nanocluster WOx trên nền oxit so với phương pháp tẩm thông thường.

 

3. Đã nghiên cứu một cách có hệ thống chuyển hóa fructose thành HMF trên xúc tác Me-W-O. Kết quả cho thấy hiệu suất tạo thành HMF rất cao, đặc biệt trên Zr9W1, đạt 95,8%.

Kết quả này vươt trội hơn xúc tác tổng hợp theo phương pháp tẩm Zr9/W1 với cùng điều kiện tỉ lệ mol W: Zr = 1:9, hiệu suất tạo 5-HMF chỉ đạt 81,6%. Đây cũng là kết quả nổi trội so với các kết quả nghiên cứu khác.

 

4. Nghiên cứu đã chỉ ra điều kiện tối ưu là cho phản ứng là: nhiệt độ phản ứng 120oC, thời gian phản ứng 2h, nồng độ fructose 5% (khối lượng) trong dung môi DMSO với sự có mặt của 100 mg xúc tác.

 

Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và tạp chí trong nước.

 

Lễ bảo vệ luận án được tiến hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và cơ sở đào tạo là Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Trong không khí trang trọng với sự chứng kiến của đại diện Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, NCS Phạm Thị Hoa đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trước Hội đồng bảo vệ luận án cấp Viện.

 

Một số hình ảnh trong lễ bảo vệ:

 

 

Đ/c Tạ Thị Sơn Đông – TP Tổ chức đại diện cơ sở đào tạo đọc quyết định thành lập Hội đồng

 

 

Chủ tịch Hội đồng GS.TS. Lê Thanh Sơn 

 

NCS Phạm Thị Hoa chụp hình lưu niệm cùng Hội đồng

 

Đại diện gia đình NCS Phạm Thị Hoa phát biểu ý kiến

 

 

NCS Phạm Thị Hoa cùng bạn bè và đồng nghiệp

 

 

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh)

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt)

Luận án

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Liên kết website

VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Cơ sở 1 : Số 2 Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 2 : Số 30 đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn , quận BắcTừ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024. 38253930 - fax: 024. 38257383 Email: info@viic.vn