Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Phương Hòa
Dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Thị Thu Hà (Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Đình Lâm (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), luận án đã có những đóng góp mới:
- Đã khảo sát một cách hệ thống các chất hoạt động bề mặt (chất HĐBM) khác nhau để tổng hợp graphen ít lớp bằng phương pháp tách lớp cơ học. Kết quả khảo sát cho thấy chất HĐBM CTAB và SDBS là hai chất HĐBM có hiệu quả cao trong quá trình tổng hợp và phân tán FLG, trong đó SDBS là CHĐBM có hiệu quả cao nhất;
- Đã thành công trong nghiên cứu sử dụng tác nhân khử “xanh” - caffein, nguồn gốc thực vật trong tổng hợp rGO (graphen tổng hợp bằng phương pháp hóa học: graphen oxit đã được khử);
- Đã khảo sát một cách hệ thống phương pháp tổng hợp xúc tác Pt/rGO từ các nguồn tiền chất Pt khác nhau: H2PtCl6, [Pt(NH3)4]Cl2, [Pt(NH3)4](NO3)2 và chứng minh được với tiền chất H2PtCl6, xúc tác tổng hợp được có hoạt tính điện hóa cao nhất và bền hoạt tính hơn đối với phản ứng oxi hóa điện hóa của metanol.
- Đã tổng hợp thành công các chất xúc tác Pt-SiO2/rGO và Pt-7% ASG có hoạt tính rất cao và đặc biệt là bền hoạt tính. So với xúc tác Pt/rGO không chứa Al và Si, hoạt tính đối với phản ứng oxi hoá điện hoá metanol của xúc tác này cao hơn gấp 4,8 lần, tính bền tăng gấp 1,3 lần và thời gian chịu đựng được ngộ độc kéo dài hơn gấp 6,3 lần. Việc biến tính thành công xúc tác Pt/rGO bằng tổ hợp oxit AlOOH và SiO2 đã góp phần làm giảm đáng kể lượng kim loại quí sử dụng trong xúc tác, dẫn đến giảm giá thành của pin DMFC;
- Đã thử nghiệm thành công mô hình pin DMFC sử dụng xúc tác Pt-7%ASG, với mật độ phủ Pt là 1 mg/cm2, pin có công suất đạt giá trị 153 mW, có hiệu suất chuyển hóa hóa năng thành điện năng 35,3%.
Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trong 8 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế ISI và tạp chí trong nước.
Thông tin đóng góp mới của luận án
Tóm tắt luận án (Tiếng Anh)
Tóm tắt luận án (Tiếng Việt)