Logo
  • Cơ sở 1: Số 2 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Viện Hóa học CNVN tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ đợt III cho 16 tân Tiến sĩ
  • Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam vinh dự đón nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với cụm công trình :“Nghiên cứu chế tạo xúc tác dị thể, vật liệu nano trong lĩnh vực tổng hợp và ứng dụng nhiên liệu sinh học, các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu”
  • Đại hội Công đoàn Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Hoàng Thân Hoài Thu

Dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Văn Hoằng  GS. TS. Phạm Quốc Long, luận án đã có những đóng góp và giá trị mới:

 

  1. Đã khảo sát đầy đủ các chất có tác dụng hiệp đồng với thuốc trừ sâu Bt và thuốc trừ rầy Imidacloprid, từ đó đã lựa chọn các chất hiệp đồng phù hợp trong phòng trừ các đối tượng sâu, rầy đã kháng thuốc tại Việt Nam: Hỗn hợp K-oleat và K-linoleat (tỷ lệ w/w xấp xỉ 54/43) là chất hiệp đồng với thuốc trừ sâu Bt để phòng trừ sâu tơ hại rau họ thập tự (Plutella xylostella) và methyl oleat là chất hiệp đồng với Imidacloprid để phòng trừ rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal).
  2. Đã thu thập, khảo sát hàm lượng dầu và hàm lượng một số acid béo không no C18 của 20 nguyên liệu chứa dầu thực vật tại Việt Nam. Dựa vào số liệu khảo sát, đã lựa chọn dầu hạt đào làm nguyên liệu thích hợp để điều chế chất hiệp đồng cho thuốc trừ sâu Bt và dầu hạt sở để điều chế chất hiệp đồng cho thuốc trừ rầy Imidacloprid.
  3. Dựa trên cơ chế hoạt động và khả năng phá vỡ thành tế bào thực vật chứa dầu của một số enzym, đã nghiên cứu lựa chọn và sử dụng enzym protease để tách dầu từ hạt sở và hạt đào. Phương pháp này giảm lượng dung môi độc hại sử dụng so với các phương pháp tách dầu thực vật khác nên góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
  4. Sử dụng xúc tác chất lỏng ion mimC4H8SO3H.CH3SO3 để thực hiện phản ứng este hóa chéo dầu sở thành methyl este của acid béo. Quá trình tách, tinh chế sản phẩm đơn giản hơn. Đây là hướng nghiên mới được khuyến cáo áp dụng Hóa học xanh trong tổng hợp hữu cơ.
  5. Nghiên cứu cơ chế tác động của chất hiệp đồng đối với một số enzym giải độc của côn trùng gây hại. Kết quả cho thấy, hỗn hợp K-oleat+K-linoleat có tác dụng ức chế mạnh enzyme APN của sâu tơ (Plutella xylostella); Methyl oleat có tác động ức chế mạnh enzym CPY và ức chế yếu enzym GST của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.). Đây là các kết quả mới, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam, góp phần giải thích cơ chế tác động, phương thức chuyển hóa chất hiệp đồng trong cơ thể côn trùng, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục tính kháng thuốc của côn trùng nhằm nhằm tăng hiệu lực sinh học cho thuốc BVTV tại Việt Nam.

 

         Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.

 

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh)

Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt)

Luận án

TIN TỨC LIÊN QUAN

Liên kết website

VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Cơ sở 1 : Số 2 Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 2 : Số 30 đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn , quận BắcTừ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024. 38253930 - fax: 024. 38257383 Email: info@viic.vn